Mâm Cúng Về Nhà Mới

Mâm Cúng Về Nhà Mới

1.757.000₫ – 4.000.000₫
Một trong ba nghi lễ cực kỳ quan trọng của người Việt Nam khi làm nhà là Động thổ, Cất nóc và Nhập trạch.

Liên hệ ngay để được tư vấn: 1900 3010

1. Nguồn gốc, ý nghĩa cúng về Nhà mới.

Một trong ba nghi lễ cực kỳ quan trọng của người Việt Nam khi làm nhà là động thổ, cất nóc và nhập trạch.
Lễ Nhập trạch còn gọi là Lễ dọn vào nhà mới. Đây là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt tương đương với Lễ Động thổ (bắt đầu xin phép thổ công ở nơi định xây dựng), Lễ Cất nóc (trước khi đổ mái nhà) và Lễ Nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh nơi ngôi nhà đã tọa lạc.

2. Phong tục thờ cúng khi về nhà mới.

  • Lễ Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng đòi hỏi gia chủ phải tuân theo các qui định cổ truyền:
  • Dọn đến nhà mới phải chọn ngày giờ tốt(hoàng đạo)
  • Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển sang đến nhà mới
  • Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay chuẩn bị và mang đến nhà mới. Những thành viên khác trong gia đình đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới.
  • Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.
  • Khi vào nhà mới vật đầu tiên mang vào nhà thường chiếu hoặc đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh và không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, nước… và chuẩn bị lễ vật cúng Thần linh trước để xin nhập trạch và xin phép được rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.
  • Lễ vật thường được bày biện trên bàn hoặc mâm và kê theo hướng đẹp với gia chủ. Tự tay gia chủ thắp nhang đã được chuẩn bị trên bàn bày lễ vật. Gia chủ tiến hành thắp nhang khấn lế xin Thần linh cho nhập vào nhà mới, sau đó gia chủ châm bếp và đun nước để khai bếp, lấy nước pha trà dâng cúng Thần linh và Gia tiên,  có thể lấy trà đó mời khách.
  • Nếu chỉ nhập trạch để lấy ngày tốt mà chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ lại một đêm ở nhà mới.
  • Sau khi Gia chủ khấn Thần linh xong thì làm lễ cáo yết Gia tiên rồi gia đình mới dọn dẹp đồ đạc.
  • Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh Thần và Tổ tiên…
  • Phụ nữ thai thì không nên tham gia dọn dẹp nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể dời nhà, nên mua một cái chổi mới tinh, để đích thân người mang thai quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển. Như vậy mới không phạm tội “Thần thai”
  • Những người tuổi Hổ không được giúp dọn dẹp nhà.
  • Theo ông bà ta ngày xưa, đây là một số phép tắc giữ gìn bình an cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cà nhà vui vẻ.

3. Nhập trạch nhà mới thế nào cho đúng?

Những dịp năm hết Tết đến, nhiều gia đình sẽ chuyển đến nhà mới nhưng số đông băn khoăn không biết làm lễ nhập trạch sao cho đúng.

Nhập trạch là nghi lễ cổ truyền của người Việt, lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Đây là một nghi lễ quan trọng bên cạnh lễ động thổ, cất nóc theo phong tục người Việt.Lễ nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa của ngôi nhà mới, bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ nên chuẩn bị đồ cúng lễ chu tất.

4. Vật dụng mang vào hay cần hoàn thiện trước khi làm lễ nhập trạch.

  • Bếp (nên hoàn thiện trước).
  • Bàn thờ: Bao gồm các đồ bày trí như bát hương hay đồ cúng.
  • Đồ cúng không cần cầu kỳ nhưng phải đầy đủ.
    Lương thực như gạo, nước (thường tự lấy ở nhà mới) và đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu…).
  • Khi vào nhà mới, mọi người trong gia đình ai cũng nên mang vật dụng vào nhà không nên đi tay không nhưng không nhất thiết ai mang gì. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kỵ.

5. Bài cúng khấn về nhà mới.

Văn cúng khấn về nhà mới

Sản phẩm liên quan