Nguồn Gốc Của Thần Tài, Ý Nghĩa Và Bài Văn Khấn

Nguồn Gốc Của Thần Tài, Ý Nghĩa Và Bài Văn Khấn

Nguyên bản phong tục thờ Thần Tài, thổ địa bắt nguồn tư tục thờ Thần Tài, Thổ Địa có xuất xứ từ Trung Quốc, việc thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa là một tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của sự giao lưu văn hóa xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX. Khi những người dân Việt đi khai hoang, bước đầu họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm về các vị thần hình thành từ đó làm chỗ dựa tâm linh của họ trên con đường mưu sinh.

Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai, trạch thổ. Gia đình nào sống ở đâu thì ở đó có những vị Thổ Địa riêng cai quản, trông coi là thần hộ mệnh phù hộ con người và gia súc trong xóm làng được bình yên.

Thần Tài chính là vị thần cai quản tiền bạc và của cải, đem đến tài lộc cho mọi người, mọi nhà. Trước khi làm một công việc gì đó, mọi người thường cầu Thần Tài phò hộ cho công việc được suôn sẻ, thuận buồn xuôi gió, tài lộc hanh thông.

Có một vài nghiên cứu về tâm linh cho rằng:  Thần Tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất nhưng cả 2 vẫn mang yếu tố tâm linh, các vị thần này thường phù hộ giúp con người làm ăn phát đạt, cho nên người ta không thờ Thần Tài một mình mà thường thờ chung với Thổ Địa. Những gia đình làm ăn buôn bán, người ta thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa. Sáng sớm khi mở cửa bán hàng họ thường bày hoa quả thắp hương cầu cho được mua may bán đắt.

NGÀY VÍA THẦN TÀI – LỄ VẬT KHÔNG THỂ THIẾU

Bộ Tam Sên: là 3 lễ vật tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên tức Đất, Nước và Trời. Miếng thịt heo (sống trên cạn)  tượng trưng cho Thổ, con tôm hoặc cua sống dưới nước tượng trưng cho Thủy,  trứng gà hoặc trứng vịt là loài có lông vũ bay trên trời tượng trưng cho Thiên. Ngoài ra lễ vật còn có hương, hoa, đèn, giấy cúng để cầu xin cho một ngày mới, một tuần mới, một tháng mới và một năm mới làm ăn phát đạt.

Ngày vía thần tài thường được cúng vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng…có thờ Thần Tài, đều dâng lên các vị thần hưởng hương, hoa…

BÀI TRÍ BÀN THỜ HAI VỊ THẦN

Bàn thờ Thần tài được đặt dưới nền đất nhưng trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho ban thờ các vị này luôn sạch sẽ.

Trên đỉnh bàn thờ, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng khi thắp hương). Hai bên, phía bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần tài, phía bên phải là ThầnThổ Địa. Ở giữa hai ông thường được đặt ba hũ: một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước. Ba hũ này một năm mới thay một lần vào dịp cuối năm. Bát nhang được đặt giữa bàn thờ và phải bốc theo một số thủ tục nhất định.

Nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa đồng tiền. Trái cây nên sắp đủ ngũ quả (5 loại trái cây). Ngày thường, lễ cúng đơn giản, chỉ có trầu nước và trái cây. Còn trong các dịp giỗ tết, các ngày sóc vọng, người ta thường bày lễ mặn.

BÀI KHẤN VÍA THẦN TÀI

Văn khấn thần tài