Lễ Vật Cúng Ông Táo

Lễ Vật Cúng Ông Táo

Một trong những ngày Tết quan trọng nhất trong năm của người Việt là Tết ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Người Việt từ xưa đã tin rằng Táo quân là vị thần bảo vệ cho gia đình. Táo quân thường được thờ ở nhà bếp nên một số nơi còn gọi là vua bếp. Để được Táo quân phù trợ, vào dịp 23 tháng chạp người ta thường làm lễ tiễn Táo quân đưa trọng thể .

NGUỒN GỐC – SỰ TÍCH ÔNG CÔNG ÔNG TÁO

Có nhiều truyền thuyết được dân gian truyền lại về sự tích Táo quân. Trong đó phổ biến nhất là “Sự tích vua Bếp” được lưu truyền rộng rãi, tuy nhiên câu chuyện này cũng có khá nhiều dị bản.Có nhiều truyền thuyết được dân gian truyền lại về sự tích Táo quân. Trong đó phổ biến nhất là “Sự tích vua Bếp” được lưu truyền rộng rãi, tuy nhiên câu chuyện này cũng có khá nhiều dị bản.

Một trong những tích của người Việt kể rằng, ở làng nọ có hai vợ chồng là Trọng Cao và Thị Nhi . Tuy hai vợi chồng ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà lâu ngày Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt với vợ. Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn, đánh và Thị Nhi đuổi đi. Thị Nhi bị chồng đuổi đi buộc bỏ nhà lang thang, đến một xứ xa và sau đó gặp Phạm Lang. Thị Nhi và Phạm Lang sau đó phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Về phần Trọng Cao, sau khi ngoai nguôi cơn giận thì quá ân hận, nhưng Thị Nhi  đã bỏ đi xa. Trọng Cao day dứt nhớ vợ nên bèn lên đường tìm kiếm.Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Trọng Cao buộc phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Trọng Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đang bận việc đi vắng. Thị Nhi nhận ra người hành khất chính là Trọng Cao người chồng cũ của mình. Nàng mời Trọng Cao vào nhà, nấu cơm mời ăn. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Thị Nhi sợ chồng nghi oan cho mình nên bèn giấu Trọng Cao dưới đống rơm sau vườn. Chẳng may, Phạm Lang về nhà lấy tro bếp đi bón ruộng nhưng không còn, Phạm Lang bèn nổi lửa đốt đống rơm lấy tro. Thấy lửa cháy, Thị Nhi lao mình vào cứu Trọng Cao. Thấy Thị Nhi lao vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ nhảy vào cứu. Cả ba đều chết cháy trong đám lửa. Ngọc Hoàng thấy thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho Phạm Lang là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người Trọng Cao làm Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn Thị Nhi làm Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Ý NGHĨA NGÀY ĐƯA ÔNG TÁO 23/12

Theo truyền thống từ xa xưa được truyền lại từ đời này sang đến đời khác, người Việt Nam quan niệm Táo quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt thường làm lễ tiễn ông Công – ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được Táo quân thưa với Ngọc Hoàng. Những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi.

LỄ VẬT VÀ BÀI KHẤN CÚNG ÔNG TÁO

Lễ vật sắm sửa

  • Một bình hoa
  • Đĩa trái cây ngũ quả (thanh long, mãng cầu, trái dừa, đu đủ xoài…)
  • Giấy cúng (vàng mã):
  • 3 mũ Táo quân (2 mũ đàn ông và một mũ đàn bà)
  • 3 bộ quần áo (2 bộ đàn ông, 1 bộ đàn bà) và 3 đôi hia.
  • Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm một số tiền giấy, vàng thoi và cá chép giấy nếu gia đình không cúng cá chép sống.
  • 3 chú cá chép đỏ sống đựng trong chậu nước sạch

Ngoài ra, nhiều gia đình cẩn thận chuẩn bị cả mâm cỗ mặn. Một mâm cỗ mặn thường gồm:

  • 1 đĩa nuối – gạo
  • 1 phần trầu cau tươi
  • 3 chén rượu, ấm trà
  • 1 bát canh mọc
  • 1 bát canh măng
  • 1 chén chè
  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa xôi gấc
  • 5 lạng thịt vai luộc.
  • Sau khi chuẩn bị xong phần lễ, các gia chủ bật bếp, cúng ông Công ông Táo trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

BÀI KHẤN CÚNG ÔNG TÁO

Văn khấn cúng ông táo 23 tháng chạp