Cúng Mụ Sinh Đôi Có Gì Đặc Biệt

Cúng Mụ Sinh Đôi Có Gì Đặc Biệt

Cúng mụ là lễ cúng tạ ơn thần linh và cầu mong những điều may mắn cho trẻ. Vậy cúng Mụ sinh đôi có gì khác biệt không?

Nếu gia đình bạn may mắn sinh đôi thì cách cúng mụ khác gì so với nghi thức dành cho một em bé gái hoặc một em bé trai? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp nhé!

Ý NGHĨA CÚNG MỤ SINH ĐÔI

Sau khi đôi trẻ được chào đời để khẳng định vai trò và sự có mặt của hai thành viên mới trong gia đình thì các bậc phụ huynh sẽ làm lễ cúng mụ sinh đôi nhằm để tạ ơn các vị thần đã phù hộ và bảo vệ đứa bé.

Lễ cúng mụ sinh đôi cho cặp bé trai hay cặp bé gái hay cả bé trai bé gái là một nghi thức tạ lễ đặt biệt. Sau khi đôi trẻ chào đời qua các mốc thời gian như đầy cữ, đầy tháng, đầy năm ba mẹ sẽ tiến hành cúng Mụ sinh đôi bà để tạ ơn và ghi dấu sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình.

Đây là một phong tục thờ cúng kế thừa từ đời này sang đời khác và luôn tồn tại theo thời gian. Không những vậy cúng Mụ còn vào các năm tuổi của bé như 3,6,9,12. Mục đích vẫn là cúng tạ các bà Mụ phù hộ chở che cho trẻ.

Cúng mụ sinh đôi gồm những lễ gì

CÁCH CHỌN NGÀY GIỜ CÚNG

Theo truyền thống tính ngày cúng mụ của một đứa trẻ sẽ theo lịch âm. Một số nơi còn tính ngày đầy tháng dựa vào giới tính của bé theo nguyên tắc “nam trồi 2 nữ sụt 1”.

- Ví dụ bé trai thì sẽ tính ngày cúng mụ trồi lên 2 ngày so với ngày sanh âm lịch. Chẳng hạn bé trai sinh ngày âm là 21/7cthì trồi lên 2 ngày, làm đầy tháng vào ngày 23/8 âm lịch. Cứ tính như vậy đối với cả thôi nôi cúng căn tuổi. Còn bé gái thì sẽ sụt một ngày so với ngày cúng mụ, ví dụ bé gái sanh 21/7 âm, đầy tháng là ngày 20/8 âm.

Còn đối với cúng mụ sinh đôi cũng sẽ được tính theo nguyên tắc trên. Trước tiên ba mẹ xác đính ngày sanh âm lịch của bé và tính toán theo nguyên tắc.

Ví dụ cặp sinh đôi vào ngày 21/7 âm lịch sẽ cúng đầy tháng vào ngày 23/8 âm lịch đối với sinh đôi trai, cúng ngày 20/8 âm đối với sinh đôi gái. Nếu sinh đôi nhà bạn là sinh đôi 1 trai, 1 gái thì bạn có thể chọn làm lễ vào ngày 20, 23/8 đều được.

Lịch âm được người xưa sử dụng trong nhiều lễ cúng như: giỗ cổ truyền, tết nguyên đán, cúng gia tiên, cúng khai trương, cúng Mụ cho bé… vì phép tính dựa vào chu kì tròn khuyết của mặt trăng.

Nếu gia đình mình sinh đôi một trai một gái thì lấy ngày cúng đầy tháng bé trai hoặc bé gái đều được.

Xác định giờ âm có ý nghĩa đặc biệt trong sinh hoạt hằng ngày của con người áp dụng tính giờ cho việc quan trọng như động thổ, xuất hành, ma chay, cưới hỏi, cúng Mụ…để tiến hành cho mọi việc được hanh thông thuận lợi. Vì người xa xưa tính giờ trong một ngày dựa vào 12 con giáp và xem theo giờ hoàng đạo có trong ngày.

MÂM CÚNG MỤ SINH ĐÔI SẼ CÓ NHỮNG GÌ?

Vật phẩm dâng cúng là lòng thành kính thể hiện trong tâm mỗi gia đình. Tùy điều kiện của gia đình tâm bạc lễ thành mong ước sẽ được bố mẹ bé gửi gắm qua mâm cúng. Nhưng lễ vật cho mâm cúng mụ sinh đôi cụ thể như sau:

2 mâm ngũ quả

2 bình hoa tươi (hồng, cát tường, đồng tiền, sen,...)

2 bó nhang trầm, 26 đèn tealight, 4 đèn cầy ly lớn

2 phần muối, gạo

2 phần có trà, rượu, nước sạch

2 bộ giấy cúng Mụ ( giấy cúng đầy cữ, đầy tháng, thôi nôi, cúng căn)

Thường bộ giấy cúng phải đầy đủ sớ bình an, giấy độ thế nam hoặc nữ, vàng thuyền, giáy cúng ẹ sanh mẹ độ.

2 phần đồ mã gồm 13 đôi hài và váy áo 3D và 13 bộ nữ trang cúng mụ

Xôi gấc 24 đĩa nhỏ và 2 đĩa lớn

Chè ( trôi nước cho bé gái, chè đậu trắng cho bé trai) 24 chén nhỏ và 2 tô lớn

Trầu têm 24 miếng nhỏ và 2 miếng lớn

2 con gà hoặc vịt luộc chéo cánh (tùy vùng miền)

Ly, chén, đũa muỗng 26 bộ

Heo quay miếng hoặc nguyên con ( tùy vào điều kiện của gia đình)

Bánh kẹo 24 đĩa nhỏ và 2 đĩa lớn

Văn khấn cúng mụ sinh đôi (mỗi lễ cúng sẽ có văn khấn riêng)

Mâm cúng mụ sinh đôi tươm tất

GỢI Ý BÀI VĂN KHẤN CÚNG MỤ SINH ĐÔI

– Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương

– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày…. Tháng….. năm….

Vợ chồng con là … sinh đôi hai bé con (trai, gái) đặt tên là …

Chúng con ngụ tại:…

Nay nhân ngày... (đầy tháng, đẫy cữ, đầy năm) của hai cháu chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra hai cháu tên là…sinh ngày… được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho các cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho các bé được tươi đep, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quí.

Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.Nam mô a di Đà Phật

Sau nghi thức cúng đầy tháng là nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”. Hai bé được bế đứng gần bàn cúng, chủ lễ rót trà thấp hương xin phép bắt miếng. Xong, bồng hai trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:

Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…

Có nhu cầu mâm cúng mụ sinh đôi liên hệ ngay hotline 19003010

Như vậy là đã hoàn thành một buổi cúng mụ sinh đôi đầy ý nghĩa rồi. Dịch vụ Đồ cúng Việt có cung cấp trọn gói tất cả các mâm cúng mụ đầy cữ, đầy tháng, thôi nôi, cúng căn nếu như quý vị có nhu cầu hãy liên hệ cho chúng tôi nhé.