
Nên tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ như thế nào cho đúng lễ nghi. Có cần chuẩn bị lễ vật và bài khấn xin không? Xem ngay bài viết.
Có nên hay cách tỉa chân nhang lau dọn ban thờ sao cho đúng mỗi dịp Tết đến xuân về. Trong bài viết này Đồ Cúng Việt xin chia sẻ cách tỉa chân nhang và bao sái(lau dọn) ban thờ Thần linh, gia tiên để sang năm mới nhiều tài lộc.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Tại sao phải tỉa chân nhang lau dọn bàn thờ?
- Tỉa chân nhang bàn thờ khi nào?
- Tiến hành tỉa chân nhang lau dọn
- Bạn nhớ phải lau dọn bàn thờ theo cấp bậc từ cao đến thấp. Đồng thời, khi lau dọn chỉ dùng khăn mềm, tránh dùng đồ cứng lau dọn chà xước. Không nên sử dụng rượu giả, hóa chất tẩy rửa hay cồn để lau sẽ bị ô xi hóa xỉn màu.
- Khi cần thiết phải thay tro bát hương, bạn lấy một mảnh vải (giấy) sạch. Trải lên mặt bàn rồi nhấc bát hương lấy ra chân nhang và tro ra mảnh vải (giấy), giữ lại 1/3 tro cũ. Lấy tro mới vào khoảng 2/3 bát hương. Ấn chặt tro để khi cắm que hương không bị nghiêng ngả.
- Chân nhang lược bớt bằng cách rút nhẹ từng chân một, hạn chế việc rút cả 1 bó chân. Lưu ý để lại những chân nhang đẹp nhất theo số lẻ 3 5 7 9. Số còn lại mang đi hóa hoặc cắm ở gốc cây trong vườn nhà.
- Bài khấn xin tỉa chân nhang lau dọn bàn thờ
Tại sao phải tỉa chân nhang lau dọn bàn thờ?
Vào một số dịp lễ Tết hay chuyển nhà, đổi bàn thờ tráng thờ thì người Việt sẽ tiện lau dọn bàn thờ hay tỉa chân nhang để cho bàn thờ sạch sẽ gọn gàng và trang nghiêm. Ngoài ra khi bàn thờ cúng lâu ngày sẽ nhiều tro và bụi hay mạng bám nên việc tỉa bớt chân nhang và lau dọn bàn thờ là cần thiết trong thờ cúng.
Thường vào mỗi dịp năm mới, các gia đình Việt sẽ đều tỉa chân nhang, bao sái và lau dọn ban thờ cuối năm. với mong muốn năm mới công việc kinh doanh buôn bán trở nên thuận lợi và tốt hơn. Được thân linh và gia tiên chứng giám lòng thành phù hộ độ trì mọi việc được may mắn.
Nhưng bàn thờ là nơi tâm linh nhất, là nơi giao thoa giữa thần linh, người âm và dương. Là địa điểm được cho rằng hương linh gia tiên và thần linh trú ngụ. Bàn thờ trong mỗi gia đình đều là nơi trang nghiêm tôn kính mọi sự thay đổi đều phải kính cẩn thực hiện tâu trình rõ ràng.
Dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân nhang hay còn gọi là bao sái bát hương bàn thờ trong những ngày cuối năm là điều nên làm. Và để thực hiện đúng cách không phạm phải những điều đại kỵ thì bạn nên tìm hiểu kỹ nhé. Xem tiếp bài viết hôm nay Đồ Cúng việt chia sẻ để thực hiện đúng cách.
Tỉa chân nhang bàn thờ khi nào?
Theo quan niệm từ xưa việc lau dọn bàn thờ Thổ Địa Thần tài, gia tiên hay bàn Phật thường vào tháng Chạp là có thể tỉa chân nhang. Nhưng thường sau rằm tháng Chạp là thời gian thích hợp để dọn dẹp.
Chọn thời điểm lau dọn bàn thờ nên chọn ngày và giờ Hoàng Đạo. Kỹ lưỡng hơn chọn ngày hợp với công việc tế bái hoặc ngày bách sự thờ cúng.
Thời gian tốt nhất để tỉa chân nhang và lau dọn là sau ngày 23, ngày ông Công ông Táo về trời. Mở đầu cho thời điểm bận rộn chuẩn bị chào đón năm mới, mọi người dọn dẹp cả nhà cửa bàn thờ trang trí đẹp mắt. Chúng ta dọn dẹp sạch sẽ thể hiện sự thành tâm mang đến tài lộc và may mắn.
Ngoài ra có thể tỉa chân nhang lau dọn bàn thờ vào ngày vía Thần Tài, rằm tháng &, ngày giỗ gia tiên. Việc làm này giống như dọn dẹp lại “chỗ ngồi” sạch sẽ cho các cụ sau một thời gian dài. Đây là một việc rất quan trọng, cần được làm một cách thận trọng, thành kính.
Tiến hành tỉa chân nhang lau dọn
Trước khi lau dọn người thực hiện sẽ phải tắm rửa sạch sẽ thắp hương lên bàn thờ ngỏ lời xin phép. Cần chuẩn bị lễ vật nhang, đèn, hoa quả, trầu cau, nước, tiền, xôi chè. Khăn sạch và rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương, nước vỏ bưởi, nước gừng.
Bạn nhớ phải lau dọn bàn thờ theo cấp bậc từ cao đến thấp. Đồng thời, khi lau dọn chỉ dùng khăn mềm, tránh dùng đồ cứng lau dọn chà xước. Không nên sử dụng rượu giả, hóa chất tẩy rửa hay cồn để lau sẽ bị ô xi hóa xỉn màu.
Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng trong cuộc sống sinh hoạt của người trần.
Khi lau bát hương, bài vị phải giữ cố định tại vị rồi lấy khăn sạch ẩm nước hoa hoặc nước vỏ bưởi lau cho sạch. Không để bát hương bài vị hay bức tượng bị xê dịch.
Nếu bất khả kháng phải xê dịch thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu.
Khi cần thiết phải thay tro bát hương, bạn lấy một mảnh vải (giấy) sạch. Trải lên mặt bàn rồi nhấc bát hương lấy ra chân nhang và tro ra mảnh vải (giấy), giữ lại 1/3 tro cũ. Lấy tro mới vào khoảng 2/3 bát hương. Ấn chặt tro để khi cắm que hương không bị nghiêng ngả.
Chân nhang lược bớt bằng cách rút nhẹ từng chân một, hạn chế việc rút cả 1 bó chân. Lưu ý để lại những chân nhang đẹp nhất theo số lẻ 3 5 7 9. Số còn lại mang đi hóa hoặc cắm ở gốc cây trong vườn nhà.
Bài khấn xin tỉa chân nhang lau dọn bàn thờ
Khi xin phép được tác động vào mọi thứ trên bàn thờ, gia chủ đọc bài văn khấn sau đây:
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần 3 lạy)
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:…
Ngụ tại:….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại……
Hôm nay nhằm ngày… âm lịch năm…. Chúng con xin phép được bao sái bàn thờ thần linh, gia tiên để được sach sẽ gọn gàng đưa tiễn năm cũ chào đón năm mới.
Cầu mong chư vị thần linh, gia tiên trong họ chấp thuận. Trong quá trình thực hiện nếu có gì mạo phạm xin chư vị rộng lượng bỏ qua cho chúng con.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần 3 lạy)
Nên nhớ việc khấn bái và lau dọn phải nghiêm túc và thành tâm. Sau khi xong xuôi, gia chủ thắp 3 nén nhang và mời tổ tiên cùng thần linh về quy tụ.
Bài viết hôm nay là những chia sẻ kinh nghiệm cho bạn đọc về việc tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ mỗi khi lễ Tết và có dịp cần thiết phải lau dọn. Mong rằng bạn đã hiểu hơn về cách thức này mỗi khi cần tiến hành. Theo dõi thêm nhiều tin tức về các lễ cúng cổ truyền của người Việt tại trang tin tức của dịch vụ Đồ Cúng việt nhé.
Để lại một bình luận