Tết Đoan Ngọ Mồng 5 Tháng 5

Tết Đoan Ngọ Mồng 5 Tháng 5

Tết Đoan Ngọ được diễn ra hằng năm vào ngày 5/5 Âm lịch, là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Cùng Đồ cúng Việt tìm hiểu thêm nguồn gốc và tục lệ ngày Lễ quan trọng này nhé!

Nguồn gốc và ý nghĩa.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi bằng cái tên dân dã hơn là Tết diệt sâu bọ. Ông bà ta thường gọi như thế, vì đây là thời điểm khí hậu nóng, côn trùng và sâu bọ sinh nở nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt.. Dân gian có tục diệt sâu bọ, cúng bái tổ tiên và các vị thần mùa màng cầu cho mùa màng bộ thu, cuộc sống sung túc. Ngoài ra Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để gia đình quây quần bên nhau ăn những thứ bánh truyền thống, hoa quả… để diệt sâu bọ trong cơ thể xua đi bệnh tật.

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào 5/5 AL hàng năm, thường cúng vào giờ Ngọ (11-13h).

Phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Một vài phong tục phổ biến

  • Quan trọng nhất là phong tục cúng bái tổ tiên và các vị thần để cầu mong mùa màng bội thu và sung túc.
  • Ăn các món ăn truyền thống như: bánh tro, bánh ú, hoa quả….
  • Ăn hoa quả, trái cây để diệt trừ sâu bọ trong người.
  • Vào 12h mọi người sẽ cùng nhau đi hái lá về xông người làm sạch cơ thể.
  • Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quyệt vào thóp, vào ngực và rốn để không bị đau bụng, nhức đầu.
  • Nhuộm móng chân, móng tay.
  • Treo ngãi để từ tà.

Lễ vật cần sắm cho Tết Đoan Ngọ.

  • Trái cây
  • Hoa cúc
  • Nhang trầm
  • Bánh tro, bánh ú
  • Cơm rượu nếp
  • 6 đĩa xôi gấc
  • 6 chén chè trôi nước
  • Đèn cầy
  • Giấy tiền vàng bạc